EURO 2012
Trang chủ - Lịch sử - EURO 2000 Bỉ/Hà Lan

Giải vô địch bóng đá châu Âu 2000

Giải vô địch bóng đá châu Âu 2000Giải bóng đá vô địch châu Âu 2000 hay Euro 2000 là Giải vô địch bóng đá châu Âu thứ 11 của UEFA, một giải đấu được tổ chức thường niên bốn năm một lần, giải đấu được tổ chức bởi UEFA, cơ quan điều hành bóng đá châu Âu.
 
Euro 2000 là giải đấu được đồng tổ chức bởi Bỉ và Hà Lan (lần đầu tiên trong lịch sử Euro) từ 10 tháng 6 đến 2 tháng 7 năm 2000. Giải đấu có sự tham gia của 16 đội tuyển quốc gia. Trong đó trừ hai nước chủ nhà Bỉ và Hà Lan, 14 đội còn lại phải vượt qua được vòng loại để tới vòng chung kết.
Pháp là đội vô địch giải đấu này, sau chiến thắng 2-1 trước Italia trong trận chung kết, bằng bàn thắng vàng.

EURO 2000 - Lịch sử vinh danh người Pháp
Cho đến năm 2000, lịch sử bóng đá thế giới chưa từng chứng kiến một đội bóng nào có thể VĐ châu Âu ngay sau khi đoạt cúp thế giới. Vậy nhưng người Pháp đã phá vỡ quy luật đó để làm nên thời kỳ huy hoàng nhất của “gà trống Gaulois”.

Sau thành công bất ngờ tại World Cup 1998 với chức VĐTG lần đâu tiên, nhiều người vẫn hoài nghi vào sức mạnh thực sự của ĐT Pháp. Tuy nhiên, đến EURO 2000, cả thế giới đã phải ngả mũ kính phục trước màn trình diễn của đội bóng áo lam.

Với nguyên bộ khung từng VĐTG năm 1998, Pháp tiếp tục trình diễn một lối chơi chặt chẽ, khoa học và vô cùng hiệu quả. Dưới sự dẫn dắt của “nhạc trưởng” Zidane, đội bóng áo lam đã vượt qua “bảng đấu tử thần” ở vị trí thứ hai, sau chủ nhà Hà Lan để gặp Tây Ban Nha tại TK.

Zidane - nhân tố then chốt trong thành công của đội bóng áo lam
Zidane - nhân tố then chốt trong thành công của đội bóng áo lam

Trong một thế trận cởi mở, Pháp là những người vượt lên dẫn trước ở phút 32 với pha sút phạt chính xác của Zizou. Nhưng chỉ 6 phút sau, Mendieta gỡ hòa cho đội bóng xứ đấu bò với một quả penalty thành công. Và vào phút cuối cùng của hiệp một, Djorkaeff ấn định chiến thắng cho ĐT Pháp khi kết thúc thành công đường chuyền của Vieira.

Gặp Bồ Đào Nha ở BK, sự trở lại của Anelka và Petit sau chấn thương càng khiến đà tấn công của Pháp thêm mạnh mẽ. Tuy nhiên, chính BĐN mới là những người có bàn mở tỷ số trước do công của Nuno Gomes (19’). Sau bàn thắng, đội bóng của Luís Figo chơi phòng thủ khá chặt chẽ khiến số cơ hội thực sự nguy hiểm mà đội ĐKVĐ TG tạo ra chỉ đếm trên đầu ngón tay.

Phải đến hiệp hai, khi nhịp độ trận đấu được đẩy cao, Pháp mới có được bàn gỡ. Phút 51, trong một tình huống phá bẫy việt vị, Anelka đã chuyền như đặt cho Henry ngay sát chấm 11m. Và chàng tiền đạo đang chơi cho Arsenal khi đó không mấy khó khăn sút tung lưới Victor Baia. Kết quả hòa khiến trận đấu sôi nổi hẳn lên với liên tiếp các pha hãm thành.

Tuy nhiên tỷ số 1-1 được duy trì đến hết 90 phút đồng nghĩa với việc hai đội phải bước vào hiệp phụ. Và vào đúng phút cuối cùng của hiệp phụ thứ hai, Zidane đã làm tan nát trái tim người Bồ khi thực hiện thành công quả penalty, đưa Pháp vào CK.

Cú sút của Trezeguet đưa Pháp lên ngôi vô địch châu Âu năm 2000
Cú sút của Trezeguet đưa Pháp lên ngôi vô địch châu Âu năm 2000

Ở trận BK còn lại, Italia và Hà Lan buộc phải phân định thắng thua trong loạt “đấu súng”. Và vận may đã mỉm cười với người Ý, hay chính xác hơn là chủ nhà Hà Lan đã quá kém cỏi. Ngay từ phút 34 họ đã được chơi hơn người do Zambrotta lĩnh thẻ đỏ.

Tiếp đó đội bóng áo da cam còn bỏ lỡ đến hai quả penalty trong 90 phút chính thức. Ở loạt luân lưu đội bóng của ông Rijkaard khép lại một ngày ác mộng với 3 lần thực hiện không thành công.

Trận CK giữa Pháp và Italia là một cuộc tái ngộ đầy cảm xúc. Hai năm trước tại World Cup 98, Les Bleus đã loại đối phương sau loạt luân lưu oan nghiệt. Và giờ, số phận lại đưa đẩy hai đội gặp nhau tại CK Euro.

Phút 55, nhận quả tạt của Pessotto từ cánh phải, Delvecchio đã bắt vô lê chính xác đưa đội bóng áo thiên thanh vượt lên. Ngay sau bàn thắng, Ý chơi chùng xuống hòng bảo toàn tỷ số trong khi Pháp không cam chịu thất bại. Những nỗ lực không mệt mỏi của “gà trống Gaulois” cuối cùng cúng được đền đáp vào đúng thời điểm các CĐV Ý chuẩn bị ăn mừng ngôi VĐ. Sylvain Wiltord trở thành người hùng sau pha đột phá tưởng như vô vọng và dứt điểm từ góc trái vòng cấm địa.

Lên tinh thần sau bàn gỡ ở phút chót, Pháp ào lên tấn công mạnh mẽ trong khi Ý bắt đầu có biểu hiện nao núng. Và vào đúng phút 103, từ một quả tạt bên cánh trái, Trezeguet đã khiến cả nước Ý khóc hận với cú bắt vô lê tung nóc lưới Toldo. Bàn thắng vàng chính thức đưa người Pháp lên ngôi bá chủ châu Âu.

2 năm sau, Vieira đóng vai trò quan trọng đưa Pháp đăng quang tại Euro 2000
2 năm sau, Vieira đóng vai trò quan trọng đưa Pháp đăng quang tại Euro 2000

Thống kê về giải đấu
Quốc gia đăng cai: Bỉ / Hà Lan
Thời gian: 10 tháng 6-2 tháng 7, 2000
Số đội: 16 (từ 52 đội tham dự vòng loại)
Vô địch: Pháp (vô địch lần 2)
Số trận:31
Số bàn thắng: 85 (2.74 bàn/trận)
Tổng số khán giả: 1.122.833 (36,220 người/trận)
Vua phá lưới Savo Milošević (5) ;Patrick Kluivert (5)
Cầu thủ xuất sắc nhất: Zinedine Zidane

Đội hình tiêu biểu:
Francesco Toldo (Italia) - Laurent Blanc, Lilian Thuram (Pháp); Fabio Cannavaro, Paolo Maldini (Italia) - Patrick Vieira, Zinédine Zidane (Pháp); Luis Figo (BĐN); Edgar Davids (Hà Lan) - Patrick Kluivert (Hà Lan); Francesco Totti (Italia)

Tóm tắt các vòng đấu
- Vòng loại
Vòng loại diễn ra trong suốt thời gian từ 1998 đến 1999. 49 đội tuyển được chia thành 9 bảng và gặp từng đối thủ trong mỗi bảng theo thể thức lượt đi và về (sân nhà, sân khách). 9 đội đứng đầu 9 bảng và đội thứ nhì xuất sắc nhất giành quyền vào vòng chung kết. 8 đội đứng thứ nhì còn lại sẽ chia thành 4 cặp thi đấu loại trực tiếp để quyết định 4 tấm vé cuối cùng. Bỉ và Hà Lan được miễn thi đấu vòng loại do là nước chủ nhà.

- Vòng bảng
Bảng A
Ngày 12/6/2000: Đức - Romania: 1-1
Sân vận động: Stade Maurice Dufrasne, Liège
Lượng khán giả: 25.000
Trọng tài: Milton Nielsen(Đan Mạch)

Ngày 12/6/2000: Bồ Đào Nha - Anh: 3-2
Sân vận động: Philips Stadion, Eindhoven
Lượng khán giả: 33.000
Trọng tài: Frisk(Thụy Điển)

Ngày 17/6/2000: Romania - Bồ Đào Nha: 0-1
Sân vận động: Gelredome, Arnhem
Lượng khán giả: 18.000
Trọng tài: Veissière(Pháp)

Ngày 17/6/2000: Anh - Đức: 1-0
Sân vận động: Stade du Pays de Charleroi, Charleroi
Lượng khán giả: 30.000
Trọng tài: Collina(Ý)

Ngày 20/6/2000: Anh - Romania: 2-3
Sân vận động: Stade du Pays de Charleroi, Charleroi
Lượng khán giả: 30.000
Trọng tài: Meier(Thụy Sĩ)

Ngày 20/6/2000: Bồ Đào Nha - Đức: 3-0
Sân vận động: Feijenoord Stadion, Rotterdam
Lượng khán giả: 44.000
Trọng tài: Jol(Hà Lan)

Bảng B
Ngày 10/6/2000: Bỉ - Thụy Điển: 2-1
Sân vận động: King Baudouin Stadium, Brussels
Lượng khán giả: 50.000
Trọng tài: Merk(Đức)

Ngày 11/6/2000: Thổ Nhĩ Kỳ - Ý: 1-2
Sân vận động: Gelredome, Arnhem
Lượng khán giả: 25.000
Trọng tài: Dallas(Scotland)

Ngày 14/6/2000: Ý - Bỉ: 2-0
Sân vận động: King Baudouin Stadium, Brussels
Lượng khán giả: 46.000
Trọng tài: Garcia Aranda(Tây Ban Nha)

Ngày 15/6/2000: Thụy Điển - Thổ Nhĩ Kỳ: 0-0
Sân vận động: Philips Stadion, Eindhoven
Lượng khán giả: 24.500
Trọng tài: Jol(Hà Lan)

Ngày 19/6/2000: Thổ Nhĩ Kỳ - Bỉ: 2-0
Sân vận động: King Baudouin Stadium, Brussels
Lượng khán giả: 48.000
Trọng tài: Milton Nielsen(Đan Mạch)

Ngày 19/6/2000: Ý - Thụy Điển: 2-1
Sân vận động: Philips Stadion, Eindhoven
Lượng khán giả: 25.000
Trọng tài: Melo Pereira(Bồ Đào Nha)

Bảng C
Ngày 13/6/2000: Tây Ban Nha - Na Uy: 0-1
Sân vận động: Feijenoord Stadion, Rotterdam
Lượng khán giả: 45.000
Trọng tài: Al-Ghandour(Ai Cập)

Ngày 13/6/2000: Nam Tư - Slovenia: 3-3
Sân vận động: Stade du Pays de Charleroi, Charleroi
Lượng khán giả: 15.000
Trọng tài: Melo Pereira(Bồ Đào Nha)

Ngày 18/6/2000: Slovenia - Tây Ban Nha: 1-2
Sân vận động: Amsterdam ArenA, Amsterdam
Lượng khán giả: 45.000
Trọng tài: Merk(Đức)

Ngày 18/6/2000: Na Uy - Nam Tư: 0-1
Sân vận động: Stade Maurice Dufrasne, Liège
Lượng khán giả: 24.000
Trọng tài: Dallas(Scotland)

Ngày 21/6/2000: Nam Tư - Tây Ban Nha: 3-4
Sân vận động: Jan Breydel Stadion, Brugge
Lượng khán giả: 22.000
Trọng tài: Veissière(Pháp)
 
Ngày 21/6/2000: Slovenia - Na Uy: 0-0
Sân vận động: Gelredome, Arnhem
Lượng khán giả: 22.000
Trọng tài: Poll(Anh)

Bảng D
Ngày 11/6/2000: Pháp - Đan Mạch: 3-0
Sân vận động: Jan Breydel Stadion, Brugge
Lượng khán giả: 29.000
Trọng tài: Benkö(Áo)
 
Ngày 11/6/2000: Hà Lan - Cộng hòa Séc: 1-0
Sân vận động: Amsterdam ArenA, Amsterdam
Lượng khán giả: 50.000
Trọng tài: Collina(Ý)

Ngày 16/6/2000: Cộng hòa Séc - Pháp: 1-2
Sân vận động: Jan Breydel Stadion, Brugge
Lượng khán giả: 25.000
Trọng tài: Poll(Anh)

Ngày 16/6/2000: Đan Mạch - Hà Lan: 0-3
Sân vận động: Feijenoord Stadion, Rotterdam
Lượng khán giả: 50.000
Trọng tài: Meier(Thụy Sĩ)

Ngày 21/6/2000: Đan Mạch - Cộng hòa Séc: 0-2
Sân vận động: Stade Maurice Dufrasne, Liège
Lượng khán giả: 25.000
Trọng tài: Al-Ghandour(Ai Cập)
 
Ngày 21/6/2000: Pháp - Hà Lan: 2-3
Sân vận động: Amsterdam ArenA, Amsterdam
Lượng khán giả: 50.000
Trọng tài: Frisk(Thụy Điển)

- Tứ kết
Ngày 24/6/2000: Thổ Nhĩ Kỳ - Bồ Đào Nha: 0-2
Sân vận động: Amsterdam ArenA, Amsterdam
Lượng khán giả: 45.000
Trọng tài: Dick Jol(Hà Lan)

Ngày 24/6/2000: Ý - Romania: 2-0
Sân vận động: King Baudouin Stadium, Brussels
Lượng khán giả: 42.500
Trọng tài: Vítor Melo Pereira(Bồ Đào Nha)

Ngày 25/6/2000: Hà Lan - Nam Tư: 6-1
Sân vận động: Feijenoord Stadion, Rotterdam
Lượng khán giả: 50.000
Trọng tài: José Garcia Aranda(Tây Ban Nha)

Ngày 25/6/2000: Tây Ban Nha - Pháp: 1-2
Sân vận động: Jan Breydel Stadion, Bruges
Lượng khán giả: 30.000
Trọng tài: Pierluigi Collina(Ý)

- Bán kết
Ngày 28/6/2000:Pháp - Bồ Đào Nha: 2-1
Sân vận động: King Baudouin Stadium, Brussels
Lượng khán giả: 50.000
Trọng tài: Günter Benkö(Áo)

Ngày 29/6/2000:Ý - Hà Lan: 0-0[Sút phạt đền: 3-1]
Sân vận động: Amsterdam ArenA, Amsterdam
Lượng khán giả: 50.000
Trọng tài: Markus Merk(Đức)

- Chung kết
Ngày 2/7/2000:Pháp - Ý: 2-1
Sân vận động: Feijenoord Stadion, Rotterdam
Lượng khán giả: 50.000
Trọng tài: Anders Frisk(Thụy Điển)


sân vận động Euro 2000
- Amsterdam ArenA
Thành phố: Amsterdam, Hà Lan
Sức chứa: 51,628
Hoàn thành: ngày 14 tháng 8 1996
Phí xây dựng: 140 triệu euro

 Amsterdam ArenA

-  Feijenoord Stadion
Thành phố: Rotterdam, Hà Lan
Sức chứa: 51,177
Hoàn thành: năm 1937

Feijenoord Stadion
- Sân vận động Nhà vua Baudouin
Thành phố: Brussel, Bỉ
Sức chứa: 51,122
Hoàn thành: 23 tháng 8 năm 1930

Sân vận động Nhà vua Baudouin

- Sân vận động Jan Breydel
Thành phố: Brugge, Bỉ
Sức chứa: 30.000
Hoàn thành: năm 1975

Sân vận động Jan Breydel

- Philips Stadion
Thành phố: Eindhoven, Hà Lan
Sức chứa: 35,119
Hoàn thành: năm 1913

Philips Stadion

- Gelredome
Thành phố: Arnhem, Hà Lan
Sức chứa: 26,000
Hoàn thành: ngày 25 tháng 3 năm 1998

 Gelredome

- Sân vận động Maurice Dufrasne
Thành phố: Liège, Bỉ
Sức chứa: 30,023
Hoàn thành: năm 1909

 Sân vận động Maurice Dufrasne

- Sân vận động Pays de Charleroi
Thành phố: Charleroi, Bỉ
Sức chứa: 30.000 hơn
Hoàn thành: năm 1939

Sân vận động Pays de Charleroi


BXH
    Vị trí Đội bóng T/H/B Điểm

    Thành phố và sân vận động

    Top 3 của các kỳ Euro

    Năm Vô địch Giải nhì Giải ba
    2008Tây Ban NhaĐứcNga / Thổ Nhĩ Kỳ
    2004Hy LạpBồ Đào NhaHà Lan / Séc
    2000PhápÝHà Lan / Bồ Đào Nha
    1996ĐứcSécPháp / Anh
    1992Đan MạchĐứcHà Lan / Thụy Điển
    1988Hà LanLiên XôÝ / CHLB Đức
    1984PhápTây Ban NhaĐan Mạch / Bồ Đào Nha
    1980CHLB ĐứcBỉTiệp Khắc
    1976Tiệp KhắcCHLB ĐứcHà Lan
    1972CHLB ĐứcLiên XôBỉ
    1968ÝNam TưAnh
    1964Tây Ban NhaLiên XôHungary
    1960Liên XôNam TưTiệp Khắc