EURO 2012
Trang chủ - Lịch sử - EURO 1988 Tây Đức

Giải vô địch bóng đá châu Âu 1988

Giải vô địch bóng đá châu Âu 1988Giải vô địch bóng đá châu Âu 1988 (Euro 1988) là giải vô địch bóng đá châu Âu lần thứ tám do UEFA tổ chức 4 năm một lần. Vòng chung kết diễn ra tại Tây Đức từ ngày mùng 10 cho đến ngày 25 tháng 06, năm 1988. Tại giải, đội tuyển Hà Lan dưới sự dẫn dắt của bộ ba người Hà Lan bay (Marco van Basten, Ruud Gullit và Frank Rijkaard) giành chức vô địch châu Âu đầu tiên của mình.

Euro 1988 - Sức tàn phá của "Cơn lốc màu Da cam"
- Sau khi thất bại trong việc có một suất trong những đội bóng hàng đầu châu Âu tham dự VCK năm 1984 tại Pháp, "Cơn lốc màu Da cam", Hà Lan đã bắt cả châu Âu phải... cúi rạp dưới chân mình khi lên ngôi với sự góp mặt của những cầu thủ đi vào huyền thoại như Ruud Gullit, Marco Van Basten hay Frank Rijkaard và Ronald Koeman.

Ruud Gullit (phải) - một trong những ngôi sao của VCK Euro 1988.
Ruud Gullit (phải) - một trong những ngôi sao của VCK Euro 1988

Bất ngờ lớn nhất của VCK năm đó là sự thiếu vắng gương mặt của những nhà ĐKVĐ Pháp. Sau khi đăng quang trên sân nhà trước đó 4 năm, ĐT của thủ quân Platini bất ngờ bị loại khỏi danh sách những đội bóng có mặt ở Đức với màn trình diễn không tốt ở vòng loại. Hà Lan cũng là đội bóng có một chút xíu bất ngờ, khi họ không có mặt ở VCK 4 năm trước đó, nhưng lại lên ngôi ở lần "tái xuất" này.

Vẫn là thể thức chia làm 2 bảng và mỗi bảng có 4 đội bóng tham gia tranh tài để chọn ra hai đội xuất sắc nhất vào vòng bán kết. Bảng A gồm có đội chủ nhà Tây Đức, Italia, Tây Ban Nha (những người về nhì ở VCK tại Pháp) và cuối cùng là Đan Mạch (đội bóng đã thất bại trước chính Tây Ban Nha cách đó ở trận bán kết cách đó 4 năm). Đội chủ nhà và ĐT Ý là những người đi tiếp với cùng 5 điểm sau 3 trận đấu. Dưới sự dẫn dắt của Franz Beckenbauer, những tài năng như Jurgen Klinsman hay Rudi Voller đã tỏa sáng và đưa đội nhà đến với trận bán kết gặp Hà Lan. Trong khi đó, đội bóng đến từ "đất nước hình chiếc ủng" với những cầu thủ trẻ đầy triển vọng khi đó là Paolo Maldini, Gianluca Vialli và Roberto Mancini đã đánh bại Đan Mạch và Tây Ban Nha sau khi hòa với Tây Đức ở trận đấu đầu tiên. Qua đó tiến đến trận bán kết với ĐT Liên Xô với số điểm ngang bằng với đội chủ nhà.


"Vua phá lưới" - Van Basten

Cùng được 5 điểm sau 3 trận đấu như Tây Đức và Italia là ĐT Liên Xô của HLV Lobnanovskiy. Sau khi không có mặt trong hai kỳ Euro liên tiếp ở những năm 1980 và 1984, đã trở lại với một đội hình dày dạn kinh nghiệm hơn với bộ khung là các cầu thủ Dinamo Kiev vừa mang về cho "xứ sở bạch dương" chiếc cúp C2 danh giá, sau khi đánh bại Atletico Madrid trong trận chung kết diễn ra ở Stade de Gerland với tỷ số 3-0. HLV huyền thoại người Liên Xô và các học trò đã đánh bại Hà Lan với tỷ số 1-0. Sau đó hòa với CH Ailen 1-1 và hạ gục ĐT Anh khá mạnh khi đó với tỷ số 3-1. ĐT Anh có lẽ là cái tên gây thất vọng nhất mùa giải năm đó, khi họ bị loại ngay sau khi vòng đấu bảng kết thúc. Mặc dù có trong tay những cầu thủ rất tài năng như Peter Shilton đứng trong khung gỗ, rồi đến Glenn Hoddle và Bryan Robson ở tuyến giữa, John Barnes và Peter Beardsley trên hàng công, đặc biệt là sự có mặt của huyền thoại Gary Lineker, một trong những sát thủ trước khung thành đối phương.

ĐT Hà Lan chỉ cần có 4 điểm là theo chân Liên Xô vào vòng bán kết, họ gặp nước chủ nhà Tây Đức và có cuộc lội ngược dòng ngoạn mụcđể có mặt ở trận chung kết. Dù cho bị dẫn trước bởi bàn thắng của Matthaus ở phút thứ 55, nhưng những pha lập công của Koeman (74') và Van Basten (88') đã khiến những khán giả đến cổ vũ đội chủ nhà trên sân Volksparkstadion phải ra về trong nỗi thất vọng. Ở trận bán kết còn lại, Liên Xô dễ dàng đánh bại ĐT Ý sau hai bàn thắng của Litovchenko và Protasov.

Những nhà vô địch - Cơn lốc màu Da cam
Những nhà vô địch - Cơn lốc màu Da cam

Ở trận chung kết là cuộc tái ngộ giữa hai đội bóng đã từng gặp nhau ở vòng đấu bảng. Lần đó Liên Xô đã đánh bại Hà Lan, nhưng lần này thì kết quả lại ngược lại. "Cơn lốc màu Da cam" đã không cho đối thủ ghi một bàn thắng nào, và bắt Dassaev 2 lần vào lưới nhặt bóng. Đầu tiên là Gullit với pha đánh đầu ở phút thứ 32 của trận đấu. Đến phút thứ 54, Van Basten (cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất giải) đặt dấu chấm hết cho Liên Xô bằng pha bắt vô lê ở khoảng cách 8 mét. Bàn thắng đó đã được bầu chọn là một trong những bàn thắng đẹp nhất ở các VCK Euro từ trước đến nay. Liên Xô cũng có cơ hội rút ngắn khoảng cách, khi được hưởng quả phạt đền ở giữa hiệp 2, nhưng thủ môn của Hà Lan là Breukelen đã từ chối nhận bàn thua sau khi Igor Belanov thực hiện pha đá phạt. Hà Lan xứng đáng với ngôi vô địch lần đầu tiên và cũng là duy nhất cho đến thời điểm này của họ.

Thông tin về giải đấu

Quốc gia đăng cai: Tây Đức
Thời gian: 10 – 25 tháng 6
Số đội: 8 (từ 32 đội tham dự vòng loại)
Vô địch: Hà Lan (vô địch lần đầu)
Số trận: 15
Số bàn thắng: 34 (2,27 bàn/trận)
Vua phá lưới: Marco van Basten (5 bàn)

Tóm tắt Vòng chung kết
- Vòng đấu bảng

Bảng A
Bảng A
Ngày 10/6/1988: Tây Đức – Ý: 1-1
Rheinstadion, Dusseldorf
Lượng khán giả: 62,552
Trọng tài: Keith Hackett(Anh)

Ngày 11/6/1988: Đan Mạch – Tây Ban Nha: 2-3
Niedersachsenstadion, Hannover
Lượng khán giả: 60,366
Trọng tài: Bep Thomas(Hà Lan)

Ngày 14/6/1988: Tây Đức- Đan Mạch: 2-0
Parkstadion, Gelsenkirchen
Lượng khán giả: 64,812
Trọng tài: Bob Valentine(Scotland)

Ngày 14/6/1988: Ý- Tây Ban Nha: 1-0
Waldstadion, Frankfurt
Lượng khán giả: 51,790
Trọng tài: Erik Fredriksson(Thụy Điển)

Ngày 17/6/1988: Tây Đức – Tây Ban Nha: 2-0
Olympiastadion, Munich
Lượng khán giả: 72,308
Trọng tài: Michel Vautrot(Pháp)

Ngày 17/6/1988: Ý – Đan Mạch: 2-0
Rhein Energie Stadion, Cologne
Lượng khán giả: 53,951
Trọng tài: Bruno Galler(Thụy Sĩ)

Bảng B
Bảng B
Ngày 12/6/1988: Anh – Ireland: 0-1
Neckarstadion, Stuttgart
Lượng khán giả: 51,573
Trọng tài: Kirschen(Đức)

Ngày 12/6/1988: Hà Lan – Liên Xô: 0-1
Rhein Energie Stadion, Cologne
Lượng khán giả: 60,000
Trọng tài: Dieter Pauly(Đức)

Ngày 15/6/1988: Anh – Hà Lan: 1-3
Rheinstadion, Dusseldorf
Lượng khán giả: 63,940
Trọng tài: Paolo Casarin(Ý)

Ngày 15/6/1988: Ireland – Liên Xô: 1-1
Niedersachsenstadion, Hannover
Lượng khán giả: 38,308
Trọng tài: Emilio Soriano Aladren(Tây Ban Nha)

Ngày 18/6/1988: Anh – Liên Xô: 1-3
Waldstadion, Frankfurt
Lượng khán giả: 53,000
Trọng tài: José Rosa dos Santos(Bồ Đào Nha)

Ngày 18/6/1988: Ireland – Hà Lan: 0-1
Parkstadion, Gelsenkirchen
Lượng khán giả: 60,800
Trọng tài: Horst Brummeier(Áo)

- Bán Kết
Ngày 21/6/1988: Tây Đức – Hà Lan: 1-2
Volksparkstadion, Hamburg
Lượng khán giả: 61,330
Trọng tài: Ioan Igna(Romania)

Ngày 22/6/1988: Liên Xô – Ý: 2-0
Neckarstadion, Stuttgart
Lượng khán giả: 61,606
Trọng tài: Alexis Ponnet(Đức)

- Chung kết
Ngày 25/6/1988: Liên Xô – Hà Lan: 0-2
Olympiastadion, Munich
Lượng khán giả: 72,308
Trọng tài: Michel Vautrot(Pháp)

Sân vận động
- Olympiastadion
Địa điểm: Munich, Đức
Sức chứa: 69,000 hơn
Khánh thành: 26 tháng 5 năm 1972

Olympiastadion

- Parkstadion
Địa điểm: Gelsenkirchen, Đức
Sức chứa: 62,000 hơn
Khánh thành: 4 tháng 8 năm 1973

Parkstadion

- Sân vận động HSH Nordbank (Volksparkstadion)
Địa điểm: Hamburg, Đức
Sức chứa: 61,200
Khánh thành: 12 tháng 7, 1953

 Sân vận động HSH Nordbank (Volksparkstadion)

- Waldstadion (Commerzbank-Arena)
Địa điểm: Frankfurt, Đức
Sức chứa: 61,000 hơn
Khánh thành: năm 1925

Waldstadion (Commerzbank-Arena)

- Rheinstadion
Địa điểm: Düsseldorf, Đức
Sức chứa: 55,000 hơn
Khánh thành: tháng 9 năm 1925

 Rheinstadion

- Niedersachsenstadion (AWD-Arena)
Địa điểm: Hannover, Đức
Sức chứa: 50,400 hơn
Khánh thành: 26 tháng 9 năm 1954

Niedersachsenstadion (AWD-Arena)

- Neckarstadion
Địa điểm: Stuttgart. Đức
Sức chứa: 50,000 hơn
Khánh thành: năm 1933

Neckarstadion

- Müngersdorfer Stadium
Địa điểm: Koln, Đức
Sức chứa: 47,000 hơn
Khánh thành: 16 tháng 9 năm 1923

Müngersdorfer Stadium


BXH
    Vị trí Đội bóng T/H/B Điểm

    Thành phố và sân vận động

    Top 3 của các kỳ Euro

    Năm Vô địch Giải nhì Giải ba
    2008Tây Ban NhaĐứcNga / Thổ Nhĩ Kỳ
    2004Hy LạpBồ Đào NhaHà Lan / Séc
    2000PhápÝHà Lan / Bồ Đào Nha
    1996ĐứcSécPháp / Anh
    1992Đan MạchĐứcHà Lan / Thụy Điển
    1988Hà LanLiên XôÝ / CHLB Đức
    1984PhápTây Ban NhaĐan Mạch / Bồ Đào Nha
    1980CHLB ĐứcBỉTiệp Khắc
    1976Tiệp KhắcCHLB ĐứcHà Lan
    1972CHLB ĐứcLiên XôBỉ
    1968ÝNam TưAnh
    1964Tây Ban NhaLiên XôHungary
    1960Liên XôNam TưTiệp Khắc