Vòng chung kết Euro 1996 (Euro 1996) được tổ chức ở Anh từ ngày mùng 8 đến ngày 30 tháng 6 năm 1996. Đây là giải vô địch bóng đá châu Âu lần thứ 10, được tổ chức 4 năm một lần bởi UEFA. Đức trở thành đội đầu tiên ba lần đoạt chức vô địch châu Âu khi giành ngôi quán quân của giải.
Đây là kỳ Euro đầu tiên có 16 đội tham dự vòng chung kết. UEFA đưa ra quyết định này khi ở trong thập kỷ 1980 và đầu thập kỷ 1990, đối với các đội bóng châu Âu, vượt qua vòng loại World Cup còn dễ hơn vượt qua vòng loại của giải vô địch châu lục mình; 14 trên tổng số 24 đội tham dự World Cup 1982, 1986 và 1990 là các đội bóng thuộc Cựu lục địa, trong khi vòng chung kết Euro vẫn giữ nguyên thể thức 8 đội.
Euro 1996 - Cú hattrick của Đức
- Tại Euro 96, người hâm mộ chứng kiến đội tuyển Đức đăng quang lần thứ 3 ở đấu trường châu Âu. Oliver Bierhoff, tiền đạo vào sân từ băng ghế dự bị đồng thời là cầu thủ đầu tiên có được “Bàn thắng vàng” trong lịch sử bóng đá, đã trở thành người hùng của những cỗ xe tăng “bất khuất”.
Đội trưởng Klinsmann của Đức giơ cao Cup chiến thắng
Euro 1996, giải VĐ bóng đá châu Âu lần thứ 10, được tổ chức tại Anh Quốc từ ngày 08/06 đến ngày 30/06/1996 với khẩu hiệu "Football Comes Home". Đây cũng là lần đầu tiên giải đấu được tiến hành tại nước Anh, quê hương của môn thể thao Vua.
Kỷ lục của người Đức
Năm 1990, Frank Beckenbauer dẫn dắt các học trò giành danh hiệu vô địch thế giới lần thứ ba. 6 năm sau, khi hai miền nước Đức đã thống nhất, với các cầu thủ trưởng thành cả ở hai Tây và Đông trước đây, đội tuyển Đức lập cú hat-trick tại giải đấu tầm cỡ châu lục. Ngọt ngào hơn, chiến thắng này diễn ra ngay tại Anh, nơi 30 năm trước, cũng tại Wembley, Đức đã thua đội chủ nhà ở trận chung kết World Cup bằng 3 bàn thắng của Geoff Hurst.
Vòng tứ kết, Đức đã có trận đấu không dễ dàng trước Croatia. Nhận bóng từ Mehmet Scholl, Sammer đá chạm tay Stanic. Một quả phạt đền cho Đức và Klinsmann không bỏ lỡ cơ hội đưa đội nhà vượt lên dẫn trước. Davor Suker gỡ hoà cho Croatia. Nhưng sau khi Stimac bị đuổi vì đốn ngã Scholl, trận đấu đã được quyết định. Sammer ấn định kết quả 2-1 sau khi chạy một chặng đường dài từ sân nhà để có mặt bên cầu môn đối phương. Trưởng thành với bóng đá Đông Đức, Mattias xứng đáng được mệnh danh cầu thủ libero hay nhất nước kể từ sau khi Beckenbauer treo giầy.
Bán kết với đội Anh đương nhiên càng khó khăn, nhất là Đức lại bị dẫn trước ngay ở phút thứ 3. Alain Shearer ghi bàn sau cú đánh đầu của Tony Adams. Nhưng người Đức có bao giờ bỏ cuộc? Một pha dàn xếp tấn công đơn giản và tỷ số là 1-1. Andreas Moller đưa bóng sang cánh trái, Thomas Helmer chuyền ngang chính xác để Stefane Kuntz hạ David Seaman. Trong những phút bù giờ, David Platt chuyền bóng cho Steve McManaman bên cánh phải nhưng cú tạt của tiền vệ Liverpool lại đi trúng cột dọc sau pha kết thúc của Darren Anderton. Trận đấu bước vào hiệp phụ giống như trận bán kết tại World Cup 1990. Cùng một tỷ số sau 120 phút thi đấu. Cùng loạt đá luân lưu kéo dài và cùng một đội chiến thắng.
Mỗi đội thực hiện thành công 5 quả penalty. Tới quả thứ sáu, người sút bên phía Anh là Stuart Pearce. Năm 1992, Peace thực hiện không thành công quả phạt đền, khiến Crystal Palace phải nhường suất trụ lại giải Ngoại hạng cho Ipswich. Và cú sút 11m đầu tiên sau 4 năm của Peace lại đi trúng cột dọc. Moller là người ấn định chiến thắng cho Đức, an ủi phần nào nỗi buồn không được chơi ở trận chung kết của tiền vệ này.
Trận chung kết, một lần nữa Đức bị dẫn trước. Patrick Berger thực hiện thành công quả 11 m cho Czech phút 59. Người gỡ hoà cho Đức lần này là tiền đạo dự bị Oliver Bierhoff. Cú đánh đầu bất ngờ của tiền đạo khoác áo Udinese phút 73 đã làm bất ngờ thủ thành Petr Kouba. 5 phút sau khi bước vào thời gian hiệp phụ, Kouba mắc phải một sai lầm có lẽ không bao giờ anh tha thứ cho mình. Trong tư thế quay lưng về khung thành, sát mép vạch 16m50, bất ngờ Bierhoff xoay người đá chân trái. Cú sút không căng nhưng Kouba lại giật mình, để nảy bóng khỏi tay, rơi vào lưới. Lần đầu tiên, luật cái chết bất ngờ được áp dụng và nó xảy ra đúng tại trận chung kết. HLV Berti Vogts cần phải cảm ơn vợ mình, người đã khuyên ông nên mang theo Oliver Bierhoff, vì "anh ta sẽ đền đáp anh".
Thống kê về giải đấu
Quốc gia đăng cai:Anh
Thời gian: 8 – 30 tháng 6
Số đội: 16 (từ 47 đội tham dự vòng loại)
Vô địch: Đức (vô địch lần thứ ba)
Số trận: 31
Tổng số khán giả: 1,276.000 (41,161 người/trận)
Vua phá lưới: Alan Shearer (5 bàn) (Anh)
Cầu thủ xuất sắc nhất: Jürgen Klinsmann(Đức)
Tóm tắt Vòng chung kết
- Vòng đấu bảng
Bảng A
Ngày 8/6/1996: Anh - Thụy Sĩ: 1-1
Wembley Stadium, London
Lượng khán giả: 76.567
Trọng tài: Manuel Diaz Vega(Tây Ban Nha)
Ngày 10/6/1996: Hà Lan - Scotland: 0-0
Villa Park, Birmingham
Lượng khán giả: 36.000
Trọng tài: Leif Sundell(Thụy Điển)
Ngày 13/6/1996: Thụy Sĩ - Hà Lan: 0-2
Villa Park, Birmingham
Lượng khán giả: 37.000
Trọng tài: Atanas Uzunov(Bulgaria)
Ngày 15/6/1996: Scotland - Anh: 0-2
Wembley Stadium, London
Lượng khán giả: 76.684
Trọng tài: Pierluigi Pairetto(Ý)
Ngày 18/6/1996: Scotland - Thụy Sĩ: 1-0
Villa Park, Birmingham
Lượng khán giả: 40.000
Trọng tài: Václav Krondl(Cộng hòa Séc )
Ngày 18/6/1996: Hà Lan - Anh:
Wembley Stadium, London
Lượng khán giả: 76.798
Trọng tài: Gerd Grabher(Áo)
Bảng B
Ngày 9/6/1996: Tây Ban Nha - Bulgaria: 1-1
Elland Road, Leeds
Lượng khán giả: 26.000
Trọng tài: Piero Ceccarini(Ý)
Ngày 10/6/1996: Romania - Pháp: 0-1
St James' Park, Newcastle
Lượng khán giả: 36.000
Trọng tài: Hellmut Krug(Đức)
Ngày 13/6/1996: Bulgaria - Romania: 1-0
St James' Park, Newcastle
Lượng khán giả: 19.107
Trọng tài: Peter Mikkelsen(Đan Mạch)
Ngày 15/6/1996: Pháp - Tây Ban Nha: 1-1
Elland Road, Leeds
Lượng khán giả: 39.000
Trọng tài: Vadim Zhuk(Belarus)
Ngày 18/6/1996: Pháp - Bulgaria: 3-1
St James' Park, Newcastle
Lượng khán giả: 26.976
Trọng tài: Dermot Gallagher(Anh)
Ngày 18/6/1996: Romania - Tây Ban Nha: 1-2
Elland Road, Leeds
Lượng khán giả: 32.719
Trọng tài: Ahmet Çakar(Thổ Nhĩ Kỳ)
Bảng C
Ngày 9/6/1996: Đức - Cộng hòa Séc: 2-0
Old Trafford, Manchester
Lượng khán giả: 37.000
Trọng tài: David Elleray(Anh)
Ngày 11/6/1996: Ý - Nga: 2-1
Anfield, Liverpool
Lượng khán giả: 35.120
Trọng tài: Leslie Mottram(Scotland)
Ngày 14/6/1996: Cộng hòa Séc - Ý: 2-1
Anfield, Liverpool
Lượng khán giả: 37.200
Trọng tài: Antonio López Nieto(Tây Ban Nha)
Ngày 16/6/1996: Nga - Đức: 0-3
Old Trafford, Manchester
Lượng khán giả: 50.670
Trọng tài: Kim Milton Nielsen(Đan Mạch)
Ngày 18/6/1996: Nga - Cộng hòa Séc: 3-3
Anfield, Liverpool
Lượng khán giả: 20.000
Trọng tài: Anders Frisk
Ngày 18/6/1996: Ý - Đức: 0-0
Old Trafford, Manchester
Lượng khán giả: 53.700
Trọng tài: Guy Goethals(Bỉ)
Bảng D
Ngày 9/6/1996: Đan Mạch - Bồ Đào Nha: 1-1
Hillsborough Stadium, Sheffield
Lượng khán giả: 34.993
Trọng tài: Mario van der Ende(Hà Lan)
Ngày 11/6/1996: Thổ Nhĩ Kỳ - Croatia: 0-1
City Ground, Nottingham
Lượng khán giả: 22.406
Trọng tài: Serge Muhmenthaler(Thụy Sĩ)
Ngày 14/6/1996: Bồ Đào Nha - Thổ Nhĩ Kỳ: 1-0
City Ground, Nottingham
Lượng khán giả: 22.670
Trọng tài: Sándor Puhl(Hungary)
Ngày 16/6/1996: Croatia - Đan Mạch: 3-0
Hillsborough Stadium, Sheffield
Lượng khán giả: 33.671
Trọng tài: Marc Batta(Pháp)
Ngày 18/6/1996: Croatia - Bồ Đào Nha: 0-3
City Ground, Nottingham
Lượng khán giả: 20.000
Trọng tài: Bernd Heynemann(Đức)
Ngày 18/6/1996: Pháp - Đan Mạch: 0-3
Hillsborough Stadium, Sheffield
Lượng khán giả: 28.671
Trọng tài: Nikolai Levnikov(Nga)
- Tứ kết
Ngày 22/6/1996: Anh - Tây Ban Nha: 0-0[Sút phạt đền: 4-2]
Wembley Stadium, London
Lượng khán giả: 75.440
Trọng tài: Marc Batta(Pháp)
Ngày 22/6/1996: Hà Lan - Pháp: 0-0[Sút phạt đền: 4-5]
Anfield, Liverpool
Lượng khán giả: 37.465
Trọng tài: Antonio López Nieto(Tây Ban Nha)
Ngày 23/6/1996: Đức - Croatia: 2-1
Old Trafford, Manchester
Lượng khán giả: 43.412
Trọng tài: Leif Sundell(Thụy Điển)
Ngày 23/6/1996: Cộng hòa Séc - Bồ Đào Nha: 1-0
Villa Park, Birmingham
Lượng khán giả: 30.000
Trọng tài: Hellmut Krug(Đức)
- Bán kết
Ngày 26/6/1996: Pháp - Cộng hòa Séc: 0-0[Sút phạt đền: 5-6]
Old Trafford, Manchester
Lượng khán giả: 43.877
Trọng tài: Leslie Mottram(Scotland)
Ngày 26/6/1996: Anh - Đức: 1-1
Wembley Stadium, London
Lượng khán giả: 75.862
Trọng tài: Sándor Puhl(Hungary)
- Chung kết
Ngày 30/6/1996: Đức - Cộng hòa Séc: 1-1
Wembley Stadium, London
Lượng khán giả: 75.862
Trọng tài: Sándor Puhl(Ý)
sân vận động
- Sân vận động Wembley
Thành phố: Luân Đôn, Anh
Chủ sở hữu: Đội tuyển Anh
Sức chứa: 78.000 hơn
Hoàn thành: 1923
- Sân vận động Old Trafford
Thành phố: Manchester, Anh
Chủ sở hữu: Manchester United
Sức chứa: 75.957
Hoàn thành: 19 tháng 2 năm 1910
- Sân vận động Anfield
Thành phố: Liverpool, Anh
Chủ sở hữu: Liverpool F.C.
Sức chứa: 45,370
Hoàn thành: 1884
- Sân vận động Villa Park
Thành phố: Birmingham, Anh
Chủ sở hữu: Aston Villa F.C.
Sức chứa: 42,640
Hoàn thành: 1897
- Elland Road Stadium
Thành phố: Leeds, Anh
Chủ sở hữu: Leeds United A.F.C.
Sức chứa: 40,242
Hoàn thành: 1897
- Sân Hillsborough
Thành phố: Sheffield, Anh
Chủ sở hữu: Sheffield Wednesday F.C.
Sức chứa: 39,812
Hoàn thành: 2 tháng 9 năm 1899
- Sân St James' Park
Thành phố: Newcastle, Anh
Chủ sở hữu: Newcastle United .
Sức chứa: 52,409
Hoàn thành: 1892
- City Ground
Thành phố: Nottingham, Anh
Câu lạc bộ sở hữu: Nottingham Forest FC
Sức chứa: 30,000 hơn
Hoàn thành: năm 1898
Vị trí | Đội bóng | T/H/B | Điểm |
---|
Thành phố và sân vận động
Top 3 của các kỳ Euro
Năm | Vô địch | Giải nhì | Giải ba |
---|---|---|---|
2008 | Tây Ban Nha | Đức | Nga / Thổ Nhĩ Kỳ |
2004 | Hy Lạp | Bồ Đào Nha | Hà Lan / Séc |
2000 | Pháp | Ý | Hà Lan / Bồ Đào Nha |
1996 | Đức | Séc | Pháp / Anh |
1992 | Đan Mạch | Đức | Hà Lan / Thụy Điển |
1988 | Hà Lan | Liên Xô | Ý / CHLB Đức |
1984 | Pháp | Tây Ban Nha | Đan Mạch / Bồ Đào Nha |
1980 | CHLB Đức | Bỉ | Tiệp Khắc |
1976 | Tiệp Khắc | CHLB Đức | Hà Lan |
1972 | CHLB Đức | Liên Xô | Bỉ |
1968 | Ý | Nam Tư | Anh |
1964 | Tây Ban Nha | Liên Xô | Hungary |
1960 | Liên Xô | Nam Tư | Tiệp Khắc |