EURO 2012
Trang chủ - Lịch sử - EURO 1980 Ý

Giải vô địch bóng đá châu Âu 1980

Vòng chung kết Euro lần thứ sáu, tổ chức tại Italy, đã tăng số đội tham dự lên thành 8. Bỉ với đội hình mạnh nhất trong lịch sử đã chịu nhường Cup cho Đức. "Những cỗ xe tăng" đang ở thời kỳ hậu Beckenbauer, nhưng vẫn được đánh giá có nhiều tiềm năng trong tương lai.
Theo thể thức mới, các đội được chia làm hai bảng. Không có vòng bán kết, hai đội đứng đầu mỗi bảng sẽ tranh chung kết, hai đội nhì bảng thi đấu trận phân định ba, tư. Lúc này, Italy sở hữu một lứa cầu thủ trẻ tài năng, hai năm trước đã gây ấn tượng tại World Cup 1978. Tuy nhiên, việc vắng mặt chân sút Paolo Rossi phần nào ảnh hưởng tới sức tấn công của đội chủ nhà, dù có thể trông cậy vào Roberto Bettega, một trong những tiền đạo hay nhất lịch sử CLB Juventus.

Tuyển CHLB Đức năm 1980
Tuyển CHLB Đức năm 1980.

Sau thời kỳ của những Frank Beckenbauer, Gunter Netzer, Paul Breitner, Gerd Muller... thành công vang dội với danh hiệu vô địch Âu 1972 và thế giới năm 1974, CHLB Đức đang ở vào giai đoạn chuyển tiếp. Lúc này, dưới quyền HLV Jupp Derwall có hai ngôi sao trẻ: thần đồng 20 tuổi Bernd Schuster, tiền vệ có lối chơi tương tự Gunter Netzer và tiền đạo Karl Heinz Rummenigge.

Hy Lạp gây ngạc nhiên khi vượt qua cả Hungary và Liên Xô ở vòng loại. Nhưng Hy Lạp cũng như Hà Lan với thế hệ đàn em của Johan Cruff; đương kim vô địch Tiệp Khắc hay Tây Ban Nha, tất cả đều không phải là những ứng cử viên lớn. Đội bóng mạnh nhất có lẽ là Anh, thắng 7 và chỉ hoà một trong 8 trận vòng loại. Dựa vào Kevin Keegan, tiền đạo ghi 7 bàn trên tổng số 22 bàn đã đưa Anh có mặt ở vòng chung kết. Thời kỳ này, bóng đá đảo quốc sương mù đang thống trị cựu lục địa với 4 chiếc Cup C1 liên tục từ năm 1977 đến năm 1980. Vì thế, Keegan, Quả bóng vàng châu Âu các năm 1978 và 1979, mạnh miệng tuyên bố "không có đối thủ nào xứng tầm với chúng tôi".

Keegan (trái) bắt tay Dino Zoff
Keegan (trái) bắt tay Dino Zoff.

Bất chấp những lời nói hùng hồn, "Chú chuột đỏ" Keegan không thể đưa các đồng đội giành vé đi tiếp ở bảng 2. Trận ra quân gặp Bỉ, Keegan đã tỏ ra mệt mỏi. Có lẽ cầu thủ của Liverpool vẫn chưa "tiêu hóa" nổi việc bỏ lỡ cơ hội lập hat-trick 3 lần liền giành Cup C1 hai tuần trước đó, khi để thua đội bóng đồng hương Nottingham Forest. Tuy vậy, hàng tiền vệ của Anh chơi tốt và Ray Wilkins mở tỷ số phút 26. Chỉ 3 phút sau, Jan Ceuleman gỡ hoà 1-1 sau một pha lộn xộn trước khung thành đối phương. Italy và Tây Ban Nha cùng thủ hoà không bàn thắng ở trận ra quân và cả 4 đội của bảng 2 đều có một điểm duy nhất.

Trong trận kế tiếp, Anh chịu thua đội chủ nhà bằng bàn thắng duy nhất của Marco Tardelli. Cặp tấn công Ray Wilkins và Kevin Keegan đã làm chao đảo khung thành thủ môn 38 tuổi, Dino Zoff, trong hiệp một. Wilkins có một đường chuyền cho Kennedy sút trúng khung gỗ. Phút 79, Graziani chuyền thấp vào cho tiền vệ đang khoác áo Juventus đưa bóng vào lưới đội Anh từ khoảng cách gần. Dù thắng Tây Ban Nha 2-1 ở trận thứ ba, Anh vẫn mất cơ hội lọt vào vòng tiếp theo. Italy hoà Bỉ 0-0. Keegan đã không ghi được một bàn thắng nào.

Hoà trận này, Italy đành chấp nhận đứng nhì bảng 2, cùng được 5 điểm như Bỉ nhưng thua về số bàn thắng ghi được. Trong khung thành hai đội là những người trấn giữ xuất sắc: Dini Zoff của Italy và Jean Marie Pfaff của Bỉ. Hai thủ môn này đã có không ít pha cản phá làm nản lòng các chân sút đối phương. Kết quả, Bỉ tiến vào chung kết với Đức, còn Italy phải tranh HC đồng với Tiệp Khắc. Một sự thất vọng lớn lao nhưng may thay, HLV Enzo Bearzot vẫn còn tại vị, nhờ đó mà Italy đã làm nên thành công tại Espana 1982.

Ở bảng 1, Đức đã giành ngôi dẫn đầu không quá khó khăn. Trận ra quân gặp Tiệp Khắc, chỉ còn là cái bóng của đội bóng quán quân châu Âu 1976, Karl Heinz Rummenigge ghi bàn thắng duy nhất. Trận thứ hai với Hà Lan là một trong những mà trình diễn hay nhất trong hai ba năm trở lại của Đức. Klaus Allofs lập hat-trick nhưng Bernd Schuster mới thực sự là người hùng của trận đấu. Đầu tiên, Schuster lừa qua một hậu vệ Hà Lan, sút bóng đập cột dọc nảy ra, tạo điều kiện cho Allofs đá bồi, mở tỷ số phút 20. Phút 60, tiền vệ tóc vàng, về sau thi đấu thành công trong màu áo của cả Real Madrid lẫn Barcelona, phối hợp cùng Hansi Muller để dẫn đến bàn thứ hai của Đức. Chỉ 5 phút sau, Schuster dẫn bóng xuống sát biên ngang, trả về để Allofs hoàn tất cú hat-trick.

Hà Lan gỡ lại bàn đầu tiên khi cầu thủ mới 19 tuổi Lothar Matthaus phạm lỗi với một đối phương trong vòng 16m50. Trước khi hết giờ 5 phút, đội tuyển da cam sút tung lưới thủ thành Harald Schumacher một lần nữa, nhưng tất cả dừng lại ở đó. Trận cuối, Đức thủ hoà 0-0 với Hy Lạp và bước vào trận chung kết với tư cách đầu bảng 1.

Ở trận tranh HC đồng, Italy đã để thua Tiệp Khắc sau loạt đá luân lưu kéo dài tới 17 quả. Trận này, lần đầu tiên đội chủ nhà thể hiện một lối chơi tấn công ngẫu hứng, đậm chất kỹ thuật. Nhưng thủ thành Tiệp Khắc, Jaroslav Netolicka, đã chơi quá hay. Phút 54, cú sút xa của Jurkemik đã đánh bại Dino Zoff, người trong sự nghiệp kéo dài của mình để thua không ít bàn từ những tình huống tương tự. Nhưng chỉ ít phút sau, Zoff đã trổ tài cứu cho Italy bàn thua thứ hai. Phút 73, Graziani gỡ hoà, khiến trận đấu phải kéo dài cho đến hết hai hiệp phụ.

Pfaff, chàng thủ thành kỳ dị của tuyển Bỉ
Pfaff, chàng thủ thành kỳ dị của tuyển Bỉ.

Cuộc đọ sức trên chấm 11m diễn ra căng thẳng và mỗi đội sút thành công 8 lượt. Cho đến lượt thứ 9, Fulvio Collovati sút vào tay Netolicka, khiến Italy phải nhường vị trí thứ ba cho Tiệp Khắc. Dù vậy, các cầu thủ chủ nhà vẫn nhận được sự hoan nghênh từ phía khán giả, và có lẽ điều đó là một phần động lực giúp họ giành chiến Cup thế giới lần thứ ba, hai năm sau đó.

Trận chung kết giữa Bỉ và Đức, một lần nữa Bernd Schuster lại chơi nổi bật với khả năng đọc diễn biến trận đấu và lối di chuyển thông minh. Di chuyển chéo sang từ phải sang trái, Schuster bật tường với Allofs, chuyền bổng vào giữa cho Horst Hrubesch. Mặc dù thường bị chê cười vì chỉ mạnh trong không chiến, Hrubesch đã mạnh dạn tung ra một cú sút tầm thấp, đánh bại Netolicka ở phút 10. Phút 75, Bỉ được hưởng một quả phạt đền và Vandereycken gỡ hoà 1-1. Nhưng khi còn hai phút nữa là hết giờ. Hrubesch có cơ hội thực hiện pha kết thúc bằng đầu sở trường, từ quả đá phạt góc của Rummenigge. Trong pha bóng này, Pfaff đã ra lỡ trớn, một sai lầm mà mãi về sau này Pfaff vẫn không chịu tha thứ cho bản thân.

Thông tin về giải đấu
Quốc gia đăng cai: Ý
Thời gian: 11 tháng 6 – 22 tháng 6
Số đội: 8 (từ 31 đội tham dự vòng loại)
Vô địch: Tây Đức (vô địch lần thứ hai)
Số trận: 14
Số bàn thắng: 27 (1,93 bàn/trận)
Vua phá lưới: Klaus Allofs (3 bàn)

Tóm tắt Vòng chung kết
- Vòng đấu bảng

Bảng A

Bảng A
Ngày 11/6/1980: Tiệp Khắc – Tây Đức: 0-1
Stadio Olimpico, Roma
Lượng khán giả: 11,059
Trọng tài: Alberto Michelotti(Ý)

Ngày 11/6/1980: Hà Lan – Hy Lạp: 1-0
Stadio San Paolo, Napoli
Lượng khán giả: 14,990
Trọng tài: Adolf Prokop(Đức)

Ngày 14/6/1980: Tây Đức – Hà Lan: 3-2
Stadio San Paolo, Napoli
Lượng khán giả: 26,546
Trọng tài: Robert Wurtz(Pháp)

Ngày 14/6/1980: Hy Lạp – Tiệp Khắc: 1-3
Stadio Olimpico, Roma
Lượng khán giả: 4,726
Trọng tài: Patrick Partridge(Anh)

Ngày 17/6/1980: Hà Lan – Tiệp Khắc: 1-1
Stadio Giuseppe Meazza, Milano
Lượng khán giả: 11,889
Trọng tài: Hilmi Ok(Thổ Nhĩ Kỳ)

Ngày 17/6/1980: Hy Lạp – Tây Đức: 0-0
Stadio Comunale, Torino
Lượng khán giả: 13,901
Trọng tài: Brian McGinlay(Scotland)

Bảng B
Bảng B
Ngày 12/6/1980: Bỉ - Anh: 1-1
Stadio Comunale, Torino
Lượng khán giả: 15,186
Trọng tài: Heinz Aldinger(Đức)

Ngày 12/6/1980: Tây Ban Nha – Ý: 0-0
Stadio Giuseppe Meazza, Milano
Lượng khán giả: 46,816
Trọng tài: Károly Palotai(Hungary)

Ngày 15/6/1980: Bỉ - Tây Ban Nha: 2-1
Stadio Giuseppe Meazza, Milano
Lượng khán giả: 11,430
Trọng tài: Charles Corver(Hà Lan)

Ngày 15/6/1980: Anh – Ý: 0-1
Stadio Comunale, Torino
Lượng khán giả: 59,646
Trọng tài: Nicolae Rainea(Romania)

Ngày 18/6/1980: Tây Ban Nha – Anh: 1-2
Stadio San Paolo, Napoli
Lượng khán giả: 14,440
Trọng tài: Erich Linemayr(Áo)

Ngày 18/6/1980: Ý – Bỉ: 0-0
Stadio Olimpico, Roma
Lượng khán giả: 42,318
Trọng tài: Antonio Garrido(Bồ Đào Nha)

- Tranh hạng ba
Ngày 21/6/1980: Tiệp Khắc – Ý: 1-1[Sút phạt đền: 9-8]
Stadio San Paolo, Napoli
Trọng tài: Erich Linemayr(Áo)

- Chung kết
Ngày 22/6/1980: Bỉ - Tây Đức: 1-2
Stadio Olimpico, Roma
Lượng khán giả: 47,864
Trọng tài: Nicolae Rainea(Romania)

Sân vận động - Stadio Olimpico
Địa điểm: Rome, Ý
Sức chứa: 72,700
Khánh thành: năm 1937

Stadio Olimpico
Stadio Olimpico

-Stadio San Paolo
Địa điểm: Napoli, Ý
Sức chứa: 83,000 hơn
Khánh thành: năm 1959

Stadio San Paolo
Stadio San Paolo

- Stadio Giuseppe Meazza
Địa điểm: Milano, Ý
Sức chứa: 80,000 hơn
Khánh thành: 19 tháng 9 năm 1926

Stadio Giuseppe Meazza
Stadio Giuseppe Meazza


BXH
    Vị trí Đội bóng T/H/B Điểm

    Thành phố và sân vận động

    Top 3 của các kỳ Euro

    Năm Vô địch Giải nhì Giải ba
    2008Tây Ban NhaĐứcNga / Thổ Nhĩ Kỳ
    2004Hy LạpBồ Đào NhaHà Lan / Séc
    2000PhápÝHà Lan / Bồ Đào Nha
    1996ĐứcSécPháp / Anh
    1992Đan MạchĐứcHà Lan / Thụy Điển
    1988Hà LanLiên XôÝ / CHLB Đức
    1984PhápTây Ban NhaĐan Mạch / Bồ Đào Nha
    1980CHLB ĐứcBỉTiệp Khắc
    1976Tiệp KhắcCHLB ĐứcHà Lan
    1972CHLB ĐứcLiên XôBỉ
    1968ÝNam TưAnh
    1964Tây Ban NhaLiên XôHungary
    1960Liên XôNam TưTiệp Khắc