Giải vô địch bóng đá châu Âu 1984 (Euro 1984) là giải vô địch bóng đá châu Âu lần thứ bảy do UEFA tổ chức 4 năm một lần. Vòng chung kết diễn ra tại Pháp từ ngày 12 cho đến ngày 27 tháng 06, năm 1984. Tại giải, đội tuyển Pháp dưới sự dẫn dắt của Michel Platini giành chức vô địch châu Âu đầu tiên của mình.
Sau 5 kỳ Euro liên tiếp không lọt qua vòng loại, năm 1984, ĐT Pháp đã làm nên một kỳ Euro thực sự của riêng mình. Họ đã giành chức vô địch lần đầu tiên trong lịch sử. Cũng tại giải đấu này, tiền vệ Michel Platini đã trở thành người hùng của bóng đá Pháp, đồng thời trở thành huyền thoại của bóng đá thế giới.
Đội tuyển Pháp
Kỳ giải của huyền thoại Platini
- Michel Platini, người đứng đầu trong bộ tứ tiền vệ huyền thoại, dẫn dắt tuyển Pháp tới danh hiệu vô địch châu Âu năm 1984. Không chỉ chấm dứt cơn khát chiến thắng kéo dài hàng thập kỷ của người Pháp, Platini còn lập kỷ lục ghi tới 9 bàn thắng tại một vòng chung kết.
Michel Platini
Huyền thoại bóng đá Platini đã lập nên một kỳ tích tại Euro 1984 khiến cho mọi đối thủ phải kính nể. Trận khai mạc, Platini ghi bàn duy nhất giúp Pháp vượt qua Đan Mạch. Trận thứ hai, Platini thực hiện một cú hat-trick vào lưới Bỉ. Hai pha lập công khác của Giresse và Fernandez giúp Pháp hoàn tất chiến thắng 5-0. Trận đấu cuối cùng vòng bảng với Nam Tư, Platini lại lập hat-trick.
Trận bán kết đầu tiên giữa Pháp và Bồ Đào Nha là một trong những trận đấu hay nhất tại các vòng chung kết. Một trận đấu mà tính hấp dẫn, sự căng thẳng đến phút cuối hiệp phụ thứ hai. Platini chuyền bóng cho Domergue ghi bàn phút 24. Đến phút 74, Rui Jordao của Bồ Đào Nha đánh đầu ghi bàn gỡ hòa 1-1. Hiệp phụ thứ nhất diễn ra được 8 phút, lại là Jordao, vôlê chính xác vào góc cao. Platini lại giúp Pháp gỡ hòa 2-2 bằng một đường chuyền cho đồng đội ghi bàn. Tiếp đó, Platini tự mình ghi bàn ấn định tỉ số 3-2, tiễn Bồ Đào Nha về nước. Platini chạy dọc đường biên, phía sau anh là đám đông với hàng trăm lá quốc kỳ tung bay.
Trận chung kết, Pháp gặp Tây Ban Nha sau khi vượt qua Đan Mạch trên chấm luân lưu 11 m. Trận này, Platini lại ghi bàn mở tỉ số từ một cú đá trực tiếp từ ngoài vòng 16m50. Tuy nhiên, bàn thắng có phần đóng góp rất lớn của thủ thành Arconada khi anh đổ người đón bóng, nhưng lại để bóng trôi qua người và lăn vào phía bên kia vạch cầu môn. Thời gian còn lại, các cầu thủ Pháp mặc sức tung hoành và tạo ra rất nhiều pha hãm thành. Bàn thắng phút 90 của Bruno Bellone ấn định kết quả 2-0 đưa Pháp lần đầu tiên lên ngôi vô địch châu Âu.
Trong số 14 lần tuyển Pháp làm tung lưới đối phương sau 5 trận, Platini ghi tới 9 bàn và nhiều đường chuyền quyết định cho đồng đội.
Thông tin về giải đấu
Quốc gia đăng cai: Pháp
Thời gian: 12 – 27 tháng 6
Số đội: 8 (từ 32 đội tham dự vòng loại)
Vô địch: Pháp (vô địch lần đầu)
Số trận: 15
Số bàn thắng: 41 (2,73 bàn/trận)
Vua phá lưới: Michel Platini (9 bàn)
Tóm tắt Vòng chung kết
- Vòng đấu bảng
Bảng A
Ngày 12/6/1984: Pháp – Đạn Mạch: 1-0
Parc des Princes, Paris
Lượng khán giả: 47,570
Trọng tài: Volker Roth(Đức)
Ngày 13/6/1984: Bỉ - Nam Tư: 2-0
Stade Félix Bollaert, Lens
Lượng khán giả: 40,000
Trọng tài: Erik Fredriksson(Thụy Điển)
Ngày 16/6/1984: Pháp – Bỉ: 5-0
La Beaujoire, Nantes
Lượng khán giả: 51,359
Trọng tài: Bob Valentine(Scotland)
Ngày 19/6/1984: Đan Mạch – Nam Tư: 5-0
Stade de Gerland, Lyon
Lượng khán giả: 34,745
Trọng tài: Augusto Lamo Castil(Tây Ban Nha)
Ngày 19/6/1984: Pháp – Nam Tư: 3-2
Stade Geoffroy-Guichard, Saint-Étienne
Lượng khán giả: 45,789
Trọng tài: André Daina(Thụy Sĩ)
Ngày 19/6/1984: Đan Mạch – Bỉ: 3-2
La Meinau, Strasbourg
Lượng khán giả: 36,911(Đức)
Trọng tài: Adolf Prokop
Bảng B
Ngày 14/6/1984: Tây Đức – Bồ Đào Nha: 0-0
La Meinau, Strasbourg
Lượng khán giả: 47,950
Trọng tài: Romualdas Yushka(Liên Xô)
Ngày 14/6/1984: Romania – Tây Ban Nha: 1-1
Stade Geoffroy-Guichard, Saint-Etienne
Lượng khán giả: 17,102
Trọng tài: Alexis Ponnet(Bỉ)
Ngày 17/6/1984: Tây Đức – Romania: 2-1
Stade Félix Bollaert, Lens
Lượng khán giả: 31,803
Trọng tài: Jan Keizer(Hà Lan)
Ngày 17/6/1984: Bồ Đào Nha – Tây Ban Nha: 1-1
Stade Vélodrome, Marseille
Lượng khán giả: 30,000
Trọng tài: Michel Vautrot(Pháp)
Ngày 20/6/1984: Tây Đức – Tây Ban Nha: 0-1
Parc des Princes, Paris
Lượng khán giả: 47,691
Trọng tài: Vojtěch Christov(Tiệp Khắc)
Ngày 20/6/1984: Bồ Đào Nha – Romania: 1-0
La Beaujoire, Nantes
Lượng khán giả: 24,266
Trọng tài: Heinz Fahnler(Áo)
- Bán kết
Ngày 23/6/1984: Pháp – Bồ Đào Nha: 3-2
Stade Vélodrome, Marseille
Lượng khán giả: 54,848
Trọng tài: Paolo Bergamo(Ý)
Ngày 24/6/1984: Tây Ban Nha – Đan Mạch: 1-1[Sút phạt đền: 5-4]
Stade de Gerland, Lyon
Lượng khán giả: 47,483
Trọng tài: George Courtney(Anh)
- Chung kết
Ngày 27/6/1984: Pháp – Tây Ban Nha: 2-0
Parc des Princes, Paris
Lượng khán giả: 47,368
Trọng tài: Vojtěch Christov(Tiệp Khắc)
Sân vận động
- Sân vận động Công viên các Hoàng tử
Địa điểm: Paris, Pháp
Sức chứa: 48,000 hơn
Khánh thành: 18 tháng 7 năm 1897
- Sân vận động Vélodrome
Đia điểm: Marseille, Pháp.
Sức chứa: 60,013
Khánh thành: tháng Sáu, 1937
- Stade de Gerland
Địa điểm: Lyon, Pháp
Sức chứa: 51,000 hơn
Khánh thành: năm 1926
- Stade Geoffroy Guichard
Địa điểm: Saint-Étienne, Pháp
Sức chứa: 52,000 hơn
Khánh thành: 13 tháng 9 năm 1931
- Stade Félix Bollaert
Địa điểm: Lens, Pháp
Sức chứa: 51,000 hơn
Khánh thành: năm 1932
- Stade de la Beaujoire
Địa điểm: Nantes, Pháp
Sức chứa: 52,000 hơn
Khánh thành: 8 tháng 5 năm 1984
- Stade de la Meinau
Địa điểm: Strasbourg, Pháp
Sức chứa: 54,000 hơn
Khánh thành: năm 1914
Vị trí | Đội bóng | T/H/B | Điểm |
---|
Thành phố và sân vận động
Top 3 của các kỳ Euro
Năm | Vô địch | Giải nhì | Giải ba |
---|---|---|---|
2008 | Tây Ban Nha | Đức | Nga / Thổ Nhĩ Kỳ |
2004 | Hy Lạp | Bồ Đào Nha | Hà Lan / Séc |
2000 | Pháp | Ý | Hà Lan / Bồ Đào Nha |
1996 | Đức | Séc | Pháp / Anh |
1992 | Đan Mạch | Đức | Hà Lan / Thụy Điển |
1988 | Hà Lan | Liên Xô | Ý / CHLB Đức |
1984 | Pháp | Tây Ban Nha | Đan Mạch / Bồ Đào Nha |
1980 | CHLB Đức | Bỉ | Tiệp Khắc |
1976 | Tiệp Khắc | CHLB Đức | Hà Lan |
1972 | CHLB Đức | Liên Xô | Bỉ |
1968 | Ý | Nam Tư | Anh |
1964 | Tây Ban Nha | Liên Xô | Hungary |
1960 | Liên Xô | Nam Tư | Tiệp Khắc |